Máy bơm insulun hỏng

Những điều cần tránh khi dùng bơm insulin tự động

Trước khi sử dụng máy bơm insulin tự động bạn cần lưu ý một số khuyến cáo của nhà sản xuất :

  • Không sử dụng máy trong môi trường có chất dễ cháy nổ. Nó có thể làm hỏng bơm và gây thương tích cho bạn.
  • Thường xuyên kiểm tra màn hình khi có thông báo bằng âm thanh hoặc rung. Không dựa vào cảm nhận của mình để sử lý các thông báo này nếu không nhìn vào màn hình, điều này có thể dẫn đến việc bạn lựa chọn chế độ và cài đặt máy không chính xác.

Máy bơm insulun hỏng

  • Không dựa vào nhắc nhở của máy bơm để nhắc bạn kiểm tra lượng đường trong máu của bạn. Điều này có thể khiến bạn quên kiểm tra đường máu. Đặt lời nhắc bổ sung trên các thiết bị khác, chẳng hạn như điện thoại di động của bạn.
  • Không được sử dụng ống đựng thuốc ( MiniMed reservoir) và dây truyền thuốc ( MiniMed infusion set ) của các nhãn hiệu khác vì có thể sẽ không tương thích với máy.

  • Không thay đổi ống đựng thuốc ( MiniMed reservoir) và dây truyền thuốc ( MiniMed infusion set ) trừ khi có sự đồng ý của Medtronic Diabetes. Sửa đổi thiết bị có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng, cản trở khả năng vận hành của thiết bị và vô hiệu bảo hành của bạn.
  • Chỉ sử dụng đúng loại thuốc U100 insulin mà bác sĩ đã kê toa để sử dụng (U100 Humalog hoặc U100 Novolog). Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác để sử dụng với máy bơm này. Các loại thuốc khác nồng độ (U40) hoặc thuốc không dùng được cho các hệ thống bơm truyền vì có thể kết tủa gây tắc ống truyền. Sử dụng các loại thuốc khác hoặc thuốc có thể gây ra thương tích nghiêm trọng. Hiện tại tôi sử dụng thuốc Novorapid U100 được bán tại Việt Nam dưới dạng bút, dạng lọ 10ml không thấy bán nên phải hút thuốc từ bút ra bơm vào máy.
  • Luôn đảm bảo dây truyền thuốc được rút khỏi cơ thể trước khi tua lại máy bơm hoặc thay ống chứa thuốc. Không bao giờ đưa ống chứa thuốc vào máy bơm trong khi dây truyền vẫn nối với cơ thể. Làm như vậy có thể sai liều lượng thuốc.
  • Không đưa ống chứa thuốc vào trong bơm nếu bạn không tua ( rewind ) lại bơm.
  • Không sử dụng máy bơm nếu màn hình bị hỏng hoặc không đọc được. Trong một số trường hợp, máy bơm có thể hỏng trong khi các nút vẫn được bấm mà kết quả không hiện trên màn hình. Nếu màn hình bị hỏng hoặc không đọc được, không nhấn bất kỳ nút nào. Rút dây truyền ra khỏi người và bắt đầu sử dụng tiêm insulin dự phòng (bút tiêm hoặc xyranh). Nếu máy bơm được lập trình trong khi màn hình bị hỏng hoặc không đọc được, điều này có thể dẫn đến nồng độ đường trong máu cao hoặc thấp. Nếu màn hình của bạn bị hỏng,  phải thay thế ngay một máy bơm khác.
  • Luôn kiểm tra đường huyết ít nhất bốn lần mỗi ngày. Mặc dù bơm có nhiều tín hiệu báo động an toàn, nó vẫn không thể thông báo cho bạn nếu bộ truyền bị rò rỉ, hoặc insulin đã mất khả năng của nó. Nếu đường huyết của bạn không trong phạm vi kiểm soát, kiểm tra ngay bơm và bộ dây truyền để đảm bảo rằng lượng insulin vẫn đang được bơm vào người đúng liều lượng. Tôi đã gặp trường hợp khi đo đường huyết mới thấy mức đường huyết quá cao, kiểm tra lại thì thấy dây truyền đã tụt ra ngoài từ lúc nào không hay. Lý do là thời tiết hanh khô da bị khô làm mất khả năng dính của băng keo.