Khô da và ngứa là biểu hiện của bệnh tiểu đường

Bị khô ngứa da, phải nghĩ ngay đến nguyên nhân này.

Thấy da tay da chân khô ngứa, lột từng mảng như da rắn, ông Trang (Gia Lai) cứ ngỡ mình bị bệnh da liễu do tiếp xúc nhiều với hóa chất. Ông chẳng ngờ, đó lại là dấu hiệu của biến chứng tiểu đường.
Ông Nhan Thiên Trang có cửa hàng kinh doanh đồ gỗ và thú nhồi bông lâu năm ở thành phố Pleiku, Gia Lai. Hoạt động luôn chân luôn tay suốt ngày thế mà ông vẫn chẳng tránh được căn bệnh tiểu đường quái ác.

Ông kể: “Tôi tình cờ phát hiện mình mắc tiểu đường khi đi khám viêm họng. Lúc đó đường huyết đã lên mười mấy chấm. Kiểm tra thì thấy cả mỡ máu, men gan đều cao. Nhưng lạ nhất là từ ngày bị bệnh, da tôi cứ bong tróc, cả da và móng tay bị dày lên và hóa sừng. Lúc đầu thì chỉ bong ít ở ngón tay, sau lan ra cả bàn tay, bàn chân”.

Gắn bó với nghề làm đồ gỗ và thú nhồi bông nên chẳng lạ gì khi ngày nào, ông Trang cũng phải tiếp xúc với hóa chất. Vậy nên, khi thấy da tay có dấu hiệu bong tróc, ông chỉ nghĩ chắc mình bị bệnh da liễu (bệnh ngoài da) thông thường. Ông đi đến phòng khám da liễu mua mấy loại kem bôi về dùng. Thế nhưng, kết quả lại chẳng như ông mường tượng.

“Tôi bắt đầu thấy sợ khi dùng mãi mà không cải thiện gì. Da chân, da tay cứ lột hẳn một lớp như da rắn. Móng tay dày lên, cứng đanh lại. Mỗi lần cắt là phải đánh vật cả chục phút. Khó chịu nhất là tay chân hay ngứa. Nhiều lúc ngứa quá, gãi xước cả da mà chẳng đỡ”.

Đến lúc này, ông mới ngẫm lại: “Đúng là chân mình chẳng mấy khi đụng đến hóa chất, thế sao cũng lột da? Không lẽ mình phán đoán nhầm?”

Thử đủ loại kem bôi da không đỡ, ông Trang bắt đầu hoài nghi “Không lẽ mình bắt bệnh nhầm”

Chẳng ngờ khô ngứa da là dấu hiệu biến chứng tiểu đường

Tình cờ đọc được bài viết trên báo về biến chứng trên da của bệnh tiểu đường, ông Trang chợt nghĩ đến tình trạng của mình. Mang thắc mắc ấy tham khảo các bác sĩ, ông Trang được biết rất nhiều người tiểu đường bị biến chứng trên da nhưng hầu hết người bệnh đều nhầm đây là bệnh da liễu.

Nguyên nhân sâu xa của biến chứng này là do đường huyết tăng cao hơn mức bình thường trong thời gian dài làm tổn thương các mạch máu nhỏ (vi mạch) khiến da ít được nuôi dưỡng. Đường máu cao cũng gây tổn hại hệ thống thần kinh tự động kiểm soát việc bài tiết mồ hôi. Sự kết hợp của tổn thương mạch máu, thần kinh khiến cho da dần trở nên khô và ngứa ngáy.

Vì vậy, để cải thiện, điều quan trọng là phải đồng thời kiểm soát đường huyết và ngăn chặn được tổn thương mạch máu thần kinh. Nếu để biến chứng thần kinh nặng lên rất khó chữa.

Giảm ngứa ngáy da nhờ tìm đúng nguyên nhân gây bệnh

Sau khi được bác sĩ tư vấn, ông Trang trở về nhà, ngoài dùng thuốc hạ đường huyết, ông bắt đầu thực hiện những giải pháp dưới đây để cải thiện khô ngứa da hiệu quả hơn:

Giữ ẩm da mỗi ngày
Ông thường dành ra 5 phút ngay sau khi tắm để bôi kem dưỡng ẩm lên các vùng tay chân bị bong tróc. Ông được dặn không bôi dày và thoa vào kẽ tay, kẽ chân để tránh nhiễm nấm nên mỗi lần ông chỉ lấy ít kem thoa thật mỏng.

Mặc quần áo rộng rãi, dễ thấm mồ hôi
Biết mồ hôi có thể kích thích cơn ngứa, ông liền chỉ chọn những loại quần áo nào thấm mồ hôi tốt như vải cotton hay lanh. Bên cạnh đó, ông cũng ít mặc quần áo quá sát vào người để da ít bị kích ứng.

Hạn chế gãi mạnh gây xước da
Bác sĩ dặn ông gãi mạnh sẽ làm xước da. Người tiểu đường hệ miễn dịch kém nên 1 vết xước cũng có thể nhiễm trùng, loét rất nguy hiểm. Vậy nên, ông cố gắng hạn chế gãi quá mạnh. Chủ yếu là xoa nhẹ hoặc dùng gạc lạnh hay khăn lạnh đắp lên cho đỡ ngứa.

(nguồn : ttvn)