Nhãn thành phần dinh dưỡng Nutrition facts

Người bệnh tiểu đường cần phải biết cách đọc nhãn thực phẩm đóng gói sẵn (Nutrition Facts)

Một hộp sữa không đường thường có 9-10g đường, nhưng đa số mọi người đều không biết thông tin này do chưa biết cách đọc các thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm. Ngày càng nhiều thực phẩm chế biến sẵn hay đồ ăn nhanh có dán nhãn thực phẩm (Nutrition Facts), trên đó thường ghi chi tiết về số calo, số gram carbonhydrate, lipide, loại lipide tốt-xấu… Do vậy bệnh nhân tiểu đường và gia đình cần biết cách đọc các thông số này để lựa chọn cho mình loại thức ăn phù hợp. Với người mắc đái tháo đường ở Việt nam, sự quan tâm chủ yếu nên hướng vào số lượng chất Carbonhydrate và Sugars vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đường máu. Lúc đầu chưa quen đọc nhãn thực phẩm, hãy đem đến cho bác sỹ của bạn, họ sẽ giúp bạn phân tích các dữ liệu in trên đó. Sau khi đọc xong bài viết này các bạn cũng sẽ dễ dàng đọc hiểu được các thành phần ghi trên nhãn thực phẩm.

Khẩu phần dinh dưỡng Nutrition Facts

Trước khi biết cách đọc thành phần dinh dưỡng, khẩu phần dinh dưỡng là phần đầu tiên ban phải đọc trên nhãn sản phẩm, để biết được kích thước khẩu phần ăn (serving size) và số lượng khẩu phần chứa trong 1 gói (serving per container).

Kích thước khẩu phần ăn đã được tiêu chuẩn hóa để dễ dàng so sánh với các thực phẩm tương tự. Hầu hết các sản phẩm đều được cung cấp với các đơn vị quen thuộc như chén, miếng, tiếp theo là các số liệu và đơn vị, chẳng hạn như kích thước khẩu phần ăn trong 1 chén. Trong hình trên chứa 55g sản phẩm (2/3 chén). Kích thước của các khẩu phần trên bao bì thực phẩm ảnh hưởng đến số lượng calo và tất cả các chất dinh dưỡng được liệt kê trên nhãn. Bạn hãy chú ý đến kích thước khẩu phần, đặc biệt là 1 gói được chia thành bao nhiêu phần ăn nhé. Ở hình trên, số lượng khẩu phần chứa trong 1 gói là 8, có nghĩa là với 1 gói đó bạn sẽ chia thành 8 lần ăn. Do đó, lượng calo thu được và các chất dinh dưỡng khác sẽ tăng gấp 8 lần, bao gồm cả phần trăm giá trị dinh dưỡng hàng ngày so với hàm lượng được ghi trên nhãn dinh dưỡng.

Calo là đơn vị dùng để đánh giá mức độ năng lượng mà cơ thể có thể hấp thu được từ một khẩu phần thực phẩm.

Phần calo trên các nhãn dinh dưỡng có thể giúp bạn lựa chọn các thực phẩm thích hợp để kiểm soát cân nặng và đường huyết của mình. Việc biết được sản phẩm đó chứa bao nhiêu calo rất quan trọng vì ăn quá nhiều calo mỗi ngày liên quan đến tình trạng kiểm soát đường huyết và béo phì của bạn.

Thành phần dinh dưỡng cần hạn chế (Limit these Nutrients)

Hình bên là các thành phần dinh dưỡng nên hạn chế vì nếu tiêu thụ chúng quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh mạn tính như tim, ung thư, huyết áp, thận, tiểu đường. Ở đây ta thấy thành phần Carbohydrate được ghi rõ ở hai dạng là 37g và tương đương là 13% giá trị dinh dưỡng hàng ngày.

Điều này có thể hiểu là người bệnh tiểu đường có thể ăn tối đa 8 khẩu phần thực phẩm này trong 1 gói là đủ chất bột đường cần thiết cho cơ thể trong một ngày. Với những bệnh nhân cao huyết áp cần hạn chế muối thì nhìn vào thành phần Sodium có 160mg hoặc 7% giá trị hàng ngày thì có thể ăn tối đa 14 khẩu phần ăn là đủ. Bệnh nhân mắc bệnh thận cần hạn chế chất đạm cần nhìn vào thành phần Total Fat để điều chỉnh bữa ăn của mình. Để biết được các loại chất béo nào có lợi cho sức khỏe các bạn đọc thêm tại đây.

Thành phần dinh dưỡng cần có hàng ngày ( get enough of these nutrients)

Hình bên là các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chất xơ (Dietary Fiber), các loại vitamin, canxi và sắt thường có trong các thực phẩm màu xanh. Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng này cho cơ thể có thể cải thiện sức khỏe và giúp giảm nguy cơ một số bệnh.

Người bệnh tiểu đường cần đặc biệt lưu ý thành phần đường toàn phần ( Total Sugars ) được ghi trên nhãn thực phẩm. Trong ví dụ này 1 khẩu phần ăn này cung cấp 12g đường, trong đó có 10g đường được cho thêm từ ngoài vào (added Sugars), chiếm đến 20% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Như vậy với thực phẩm này chúng ta chỉ có thể ăn tối đa 5 khẩu phần 1 ngày là đã đủ 100% nhu cầu về chất đường cho cơ thể, không phải là 8 khẩu phần như hình trên nữa, tức là chúng ta cần quan tâm đến giới hạn nào đến trước giữa Total Sugars và Total Carbohydrat.

Đây là những giá trị dinh dưỡng hàng ngày (Daily Values) cần thiết cho cơ thể mỗi người tính theo giá trị %. 2.000 Calories 1 ngày là khẩu phần ăn nói chung được khuyên dùng ở chế độ ăn kiêng.

Ghi chú : Vào ngày 20 tháng 5 năm 2016, FDA ( Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ ) đã công bố nhãn Thông tin dinh dưỡng mới cho thực phẩm đóng gói để phản ánh thông tin khoa học mới, bao gồm mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và các bệnh mãn tính như béo phì và bệnh tim. Nhãn mới sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng đưa ra lựa chọn thực phẩm sáng suốt hơn. Các nhà sản xuất có doanh thu hàng năm từ 10 triệu đô la trở lên phải chuyển sang nhãn mới trước ngày 1 tháng 1 năm 2020; các nhà sản xuất có doanh thu thực phẩm hàng năm dưới 10 triệu đô la phải đến ngày 1 tháng 1 năm 2021 mới tuân thủ. Nên trên thị trường hiện nay còn có nhiều nhãn hàng cũ có thông tin và cách trình bày hơi khác biệt với bài viết.